Từ lâu, y học cổ truyền đã biết tác dụng của
nhung hươu nai và ứng dụng vào trị bệnh, tuy nhiên kết quả cũng có giới
hạn. Hiện nay, y học vẫn tiếp tục nghiên cứu dược tính của nhung hươu
nhằm phát hiện thêm những tác dụng chữa bệnh mới.
Nhung
hươu nai là sừng của hươu đực hay nai đực. Hàng năm, vào cuối mùa hạ,
sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc
rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung
hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh
hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh,
còn ngắn, bên dài bên ngắn).
Huyết nhung và nhung yên ngựa là quí
nhất. Nhung cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa. Người ta đã
phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai, gồm canxi
cacbonat, canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron,
pentocrin...), acid amin (hơn 17 loại).
Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh
cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu
và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid... Liều
mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật
hay đông huyết.
Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng
sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh,
liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ... Từ
lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị
thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.
Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai
cũng dùng được. Những người không được dùng là: người gầy, trong mình
nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường,
viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.
Các bài thuốc có nhung hươu:
Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi:
Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào
túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết
rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.
Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo:
Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai
nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50
viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.
Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.
Để nhận biết nhung thật, sơ bộ có thể xem
chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa
ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.